Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013
Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013
LỜI THƯA
Tôi
viết Trường ca này trong khoảng một năm (cuối năm 2007 đến cuối năm 2008), bản
thảo hoàn
chỉnh được xin xuất bản ở các nhà xuất bản (theo thứ tự): 1/ NXB Tr, 2/ NXB VHSG,
3/NXB VN
(đều ở Sài Gòn), 4/ NXB LĐ (của TW, ở Hà
Nội). Cả 4 nhà xuất bản này đều trả lại bản thảo, giải
thích là “không thể in”, “không dám in”, “in thì…chết”. Cuối cùng, Chi nhánh
NXB Văn Học tại Sài
Gòn đồng ý cấp giấy phép, với điều kiện “phải sửa”.
Sách
in ra, có một số dư luận chính: trên nhiều trang mạng ở nước ngoài: Dân Luận, Talawas,
và một
số trang Web, Blog khác:
http://www.baomoi.com/Chua-kho-nuoc-mat/152/4613303.epi
http://4phuong.net/ebook/48850337/am-anh-nguoi-dan-ba-trong-truong-ca-chien-tranh-chin-khuc- tuong-niem-cua-nguyen-thai-son.html
V.V…
NGUYỆN VỌNG LỚN NHẤT CỦA TÔI LÀ:
Trường ca này được chuyển ngữ để những người không biết Việt Ngữ có điều kiện hiểu đúng về Cuộc Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Xin Cảm ơn!
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khú thứ Nhất: Biên Thuỳ
LỜI THƯA
Trang Blog dannuoc.blogspot.com này được tạo ra chỉ nhằm mục đích duy nhất: đăng toàn bộ 9 khúc của CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM và những gì có liên quan, trong trường hợp cụ thể này, Blog mang dung mạo và có ý nghĩa tương tự một “sách mạng”. Tôi liều lĩnh tự trình bày Blog, chắc chắn có nhiều khiếm khuyết, rất mong được góp ý nghiêm khắc, chỉ bảo tận tình
Trang Blog dannuoc.blogspot.com này được tạo ra chỉ nhằm mục đích duy nhất: đăng toàn bộ 9 khúc của CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM và những gì có liên quan, trong trường hợp cụ thể này, Blog mang dung mạo và có ý nghĩa tương tự một “sách mạng”. Tôi liều lĩnh tự trình bày Blog, chắc chắn có nhiều khiếm khuyết, rất mong được góp ý nghiêm khắc, chỉ bảo tận tình
Tôi viết CHIẾN TRANH -
CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM trong khoảng một năm (cuối năm 2007 đến cuối năm 2008),
bản thảo hoàn chỉnh được xin xuất bản ở 4 nhà xuất bản (theo thứ tự): Nhà Xuất
bản T, Nhà Xuất bản VHSG,Nhà Xuất bản VN (đều ở Sài Gòn), và một nhà xuất bản ở
Trung ương (NXB. LĐ). Cả 4 nhà xuất bản này đều trả lại bản thảo với giải thích
có cùng “ý nghĩa”: không thể in, không dám in, in thì…chết. Cuối cùng, tôi được
Chi nhánh NXB Văn
Học tại Sài Gòn đồng ý
cấp giấy phép với điều kiện “phải sửa”.
Trân trọng Cảm tạ Đại tá Nhà văn Nguyễn Tiến Hải, Người đã khuyến khích
và tạo mọi thuận lợi để tôi tham
gia Trại Sáng tác do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tổ chức bên hồ Đại Lải,
Trân trọng Cảm tạ Nhà văn Triệu Xuân, Trưởng Chi nhánh phía Nam của Nhà Xuất
bản Văn học tại Sài Gòn, Trân trọng Cảm ơn một số Người Bạn đã cho gần 10 triệu
VNĐ, (với yêu cầu “bắt buộc”: không bao giờ được nêu tên) đủ để in sách.
_______________________________________________________________________
Khúc thứ Nhất
BIÊN THUỲ
“…ta muốn sống như thời man sơ ấy
bẫy thỏ săn nai hái lượm trái cây
không ai thành tỉ phú không ai phải ăn mày
mọi người đi cùng loại xe tuần lộc lôi chó kéo
không cần Đảng A Đảng B
Đảng C càng không cần
tổng thống
thủ tướng
chẳng để làm gì
không nghị sĩ nghị viên
- nghị viện thành vô nghĩa…”
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Hai: Mẹ nhằn hạt na Cha nhai dập mía
Khúc thứ Hai
MẸ NHẰN HẠT NA, CHA NHAI DẬP MÍA
MẸ NHẰN HẠT NA, CHA NHAI DẬP MÍA
“…những
người làm Cha Mẹ
có con ra
trận có con tử trận
chết mòn
chết dở bao lần
trước khi
chết thật…”
01
Anh không
rơi từ ngọn cây
em không
lẫy ra từ ruộng nẻ
như hai
kẻ hành hương ngụp lặn nước thiêng sông Hằng
nuốt giọt
cam lồ uống rượu tàn nhang
giật mình
bừng tỉnh
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Ba: ...Đàn ông và Đàn bà
Khúc thứ Ba
HOÀ BÌNH CHIẾN TRANH - ĐÀN ÔNG VÀ ĐÀN BÀ
HOÀ BÌNH CHIẾN TRANH - ĐÀN ÔNG VÀ ĐÀN BÀ
“…Thập
kỉ Sáu mươi
Thập kỉ Bảy mươi
Thập kỉ Bảy mươi
Đêm dài như Tháng
Tháng bằng cả Năm
Tháng bằng cả Năm
Đàn Bà sợ tuần rụng trứng
Đàn ông bức tử tinh trùng..."
Đàn ông bức tử tinh trùng..."
NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ CHỒNG
TRONG NHÀ
Sống với nhau nửa tháng
chồng vào Vệ quốc
xa cách chín năm trời vợ ngót ba mươi
chiến thắng Điện Biên anh xuất ngũ về quê
xa cách chín năm trời vợ ngót ba mươi
chiến thắng Điện Biên anh xuất ngũ về quê
người lính nào chẳng
muốn “nghỉ phép” suốt đời như thế
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Tư: Tiếng Việt
Khúc thứ Tư
TIẾNG VIỆT
TIẾNG VIỆT
“…chữ Việt thời chúng
tôi sống
én bay ngược gió cá lội
ngược sông
tiếng Việt thời chúng ta
sống
hoạ mi hót trong bão dông…”
hoạ mi hót trong bão dông…”
1
Học tiếng rơi cành cây
âm thanh chùm quả rụng
nước chảy mây bay vượn hót chim gù
tiếng sóng thét gào biển bão
rừng tre cọt kẹt “ma đưa”…
nước chảy mây bay vượn hót chim gù
tiếng sóng thét gào biển bão
rừng tre cọt kẹt “ma đưa”…
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Năm: Hình như ai cũng khổ
Khúc thứ Năm
HÌNH NHƯ AI CŨNG KHỔ
“…Người Việt chẳng sợ ai
HÌNH NHƯ AI CŨNG KHỔ
“…Người Việt chẳng sợ ai
chỉ sợ lẫn nhau
và sợ chính mình !...”
NHẰN VỎ TRẤU NUỐT HẠT
GẠO
Đã mấy triệu năm
dòng điện ngủ vùi trong
lưu tốc sông Xêsan sông Đà
dầu ứ đọng trong các địa tầng
dầu ứ đọng trong các địa tầng
dưới thềm lục địa
chủ Pháp cũ giám đốc Việt mới vét sạch sành sanh
chủ Pháp cũ giám đốc Việt mới vét sạch sành sanh
những vỉa than lộ thiên
Hồng Gai Cẩm Phả
chỉ còn than béo than
non ăn ngầm
thăm thẳm đất sâu
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Sáu: Chẳng nỡ trách giòng sông
Khúc thứ Sáu
CHẲNG NỠ TRÁCH DÒNG SÔNG
CHẲNG NỠ TRÁCH DÒNG SÔNG
“…Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”
năm Nhâm Tý - Bảy hai (1972)
máu binh sĩ Sài Gòn trộn máu Giải
phóng quân
đỏ ngầu nước sông Thạch Hãn
đỏ ngầu nước sông Thạch Hãn
ướt sũng gạch vụn Cổ Thành!”
sông Gianh ngót hai trăm năm chia đôi đất nước
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Bảy: Chết trẻ
Khúc thứ Bảy
CHẾT TRẺ
“…chết nhiều khi không hiểu tại sao
CHẾT TRẺ
“…chết nhiều khi không hiểu tại sao
chảy hết máu hay vì đói khát
chết mà không biết chết lúc nào
cây rừng lớn dần dâng võng lên cao
thịt rữa nát - võng dù còn bền chắc
võng rung cùng cây võng chao theo gió
xương đen - nắng nỏ
xương đen - nắng nỏ
cốt trắng - gội mưa…”
LINH HỒN
Trẻ nhà quê
tóc thả trái đào, áo nâu
quần cộc
ra đường cái quan túm vạt áo cha
lớn ngộc còn nhay ti mẹ
mẹ đi cấy sớm mẹ về chợ khuya lại bú tí bà
vú bầu vú mướp không còn mùi sữa
ra đường cái quan túm vạt áo cha
lớn ngộc còn nhay ti mẹ
mẹ đi cấy sớm mẹ về chợ khuya lại bú tí bà
vú bầu vú mướp không còn mùi sữa
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Tám: Cuộc chiến không đổ máu
Khúc thứ Tám
CUỘC CHIẾN KHÔNG ĐỔ MÁU
“Thép đã tôi Thế đấy” cháy sém
rách nát “Thánh kinh”
lính Đại học Xây dựng
chia động từ tiếng Nga
chia động từ tiếng Nga
trên giấy gói lương khô “Bảy lẻ
hai” (702)
lính Sài Gòn rớt tú tài
viết từ vựng Anh ngữ khắp bao thuốc
“Quân Tiếp Vụ”
CHIẾN TRANH - CHÍN KHÚC TƯỞNG NIỆM. Khúc thứ Chín: Ngũ cung
NGŨ CUNG
“...Mua mớ cá lẹp
bán mủng khoai lang
mẹ ta chị ta đắn đo
mặc cả
trả giá
thêm bớt từng xu từng hào
không muốn mua rẻ
chẳng nỡ bán cao
huống gì
Cái Giá ấy
tính bằng
Xương
Máu…”
Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
http://nhavantphcm.com.vn/the-gioi-sach/chien-tranh-chin-khuc-tuong-niem.html
NVTPHCM- “Tôi rơi nhiều nước mắt khi viết trường ca
này”- tâm sự của nhà thơ Nguyễn Thái Sơn về trường ca Chiến tranh- chín khúc tưởng niệm (NXB
Văn Học 2009). Đây là một trong những tập thơ gây được nhiều chú ý của dư luận
thời gian qua. Trang Nhà văn
Thành phố Hồ Chí Minh xin giới thiệu đến bạn đọc một số đánh giá,
nhận định về tập trường ca “nhiều nước mắt”.
Nhà văn NGUYỄN THANH
TÚ
“… Người ra trận thì
như vậy còn người ở hậu phương cũng phải hy sinh, hy sinh hạnh phúc, tuổi trẻ
cùng những khát khao của bản năng. Nhìn ở góc độ này Chiến tranh chín
khúc tưởng niệm của Nguyễn Thái Sơn khai thác sâu vào miền tâm tưởng
đầy day dứt âu lo khắc khoải và cũng đầy đam mê của những người phụ nữ: Những
người đàn bà khao khát tình yêu/ da thịt có gai có lửa/ ong bay trong dạ/ kiến
nhằn trong xương/ lan toả xạ hương/ rạo rực tê mê những vùng nhạy cảm/ cơ thể
dao động run rẩy/ căng mặt trống/ bỏng dây đàn/ gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn
nhãn/ xay vài thúng thóc/ giã nửa nong ngô… Chúng tôi cho rằng nói ra những
điều ấy ở ngày hôm nay là một sự cần thiết, để thế hệ trẻ biết rằng cha anh họ
đã phải trả giá tuổi trẻ, máu xương như vậy mới có ngày hoà bình yên ổn hôm
nay, để họ suy ngẫm mà sống sao cho xứng đáng với lịch sử. Trên hành trình đổi
mới của trường ca sau 1986 thì điểm thay đổi căn bản là ở sự trả lại những gì
vốn có của cấu trúc hình tượng con người trong chiến tranh…”
Nhà thơ NGUYỄN VIỆT
CHIẾN
“... Gần 200 trang thơ
với những cảm nhận xúc động và ám ảnh như thế, nhà thơ đã cùng chúng ta nhìn
lại cả một chặng đường trận mạc gian lao của dân tộc khi lịch sử đất nước qua
mấy ngàn năm trường tồn còn hằn dấu những trận chiến dựng nước và giữ nước.
Nguyễn Thái Sơn đã mở một dòng chảy xuyên suốt qua chín khúc tưởng niệm về
chiến tranh với cái nhìn đầy nhân bản, và như bản giao hưởng trầm hùng và đau
thương về những người lính đã hy sinh…”
Nhà thơ DƯƠNG PHƯỢNG
TOẠI
“… Nhà thơ Nguyễn Thái
Sơn đã viết về chiến tranh, đàn bà và đàn ông bằng thi chất rất thực và đau đáu
nỗi niềm của mình. Những câu thơ như cứa vào gan ruột, khiến ta ngẫm ngợi, xót
xa và cảnh tỉnh! Một giọng thơ hiếm dám nói thật !...”
Nhà văn PHẠM ĐÌNH
TRỌNG
“… Vì mối quan tâm là
số phận cả dân tộc, Chiến tranh - Chín khúc tưởng niệm không
có nhân vật cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông ra trận và
người đàn bà ở lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ cho thủy tổ
loài người, ông Ađam và bà Evơ, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên dân tộc Việt
Nam, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những tình cảnh
quẫn bách được nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình thường, trái tự
nhiên mà người đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ phải sống thiếu
nhau vì chiến tranh…”
Nhà văn TRIỆU XUÂN
“… Tếp tục mạch thơ
hiện thực trong những tập thơ trước của mình, nay nhà thơ Nguyễn Thái Sơn thông
qua trường ca Chiến tranh, Chín khúc tưởng niệm, đi sâu vào
thân phận, tâm nguyện của những người lính, và người vợ, người yêu,
những người thân, gia đình của họ ở hậu phương. Chín khúc trong trường ca
này nói về mảng hiện thực xưa nay ai cũng biết, cũng thấm, nhưng ngại nói trong
thơ. Tác giả viết về những điều sâu kín, nhạy cảm ấy bằng cả tấm lòng yêu
thương, cảm phục, trân trọng, biết ơn sự hy sinh to lớn của biết bao con người
ở tiến tuyến và ở hậu phương…”
--------------
--------------
Ảnh do Blo danmuoc lồng vào bài
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Sự Thức Tỉnh muộn màng
http://www.talawas.org/?p=18774
VIẾT VỀ cuộc chiến
tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm đòi hỏi phải có cái nhìn công bằng, khách quan,
lí trí, thoát khỏi thân phận công cụ tuyên truyền. Nhà thơ Nguyễn Thái Sơn đã
có được cái nhìn đó trong trường ca Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm,
tập trường ca vừa được Nhà xuất bản Văn Học phát hành cuối năm 2009.
Những năm sáu mươi,
bảy mươi thế kỉ hai mươi, hầu hết đàn ông Việt Nam đã trưởng thành đều mặc áo
lính của cả hai bên chiến tuyến, đều là lính của hai đội quân đang đối đầu tiêu
diệt nhau, lính quân đội Việt Nam Cộng hòa và lính quân đội Nhân dân Việt Nam
khi còn ở miền Bắc, lính quân giải phóng khi vào chiến đấu ở miền Nam. Không là
lính, họ là đồng bào, nhiều người còn là họ hàng, anh em ruột thịt. Nhưng chiến
tranh hút họ vào lính, đẩy họ thành kẻ thù đối kháng của nhau: Bộ đội
nghĩa vụ quân sự / Chọi nhau với lính quân dịch Cộng hòa!
Họ đều là bầu bạn thân
thiết cùng thế hệ với tôi và tôi đã đọc đầy đủ trường ca của họ viết về cuộc
chiến tranh mà chúng tôi là người lính ngoài mặt trận. Phải đến trường ca Chiến
tranh - Chín khúc tưởng niệm thì cuộc chiến tranh vẫn được gọi là chống Mĩ cứu
nước mới được nhận ra bản chất thực là cuộc nội chiến tương tàn, là bi kịch lớn
của dân tộc Việt Nam, là sự tái diễn thảm cảnh đau thương người Việt giết người
Việt đã từng xảy ra ở thời những vương triều suy vong: Lính họ Trịnh Đàng Ngoài /
Đánh lính họ Nguyễn Đàng Trong / Lính Tây Sơn Nguyễn Huệ / Chém giết lính
Nguyễn Ánh Gia Long. Thời công nghiệp, điện tử, chiến tranh không còn chỉ
là động tác của cơ bắp chém, đánh như thời Trịnh, Nguyễn, thời
Tây Sơn nữa mà là ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng cuối
cùng sau chuỗi những thu nạp dữ liệu, phân tích, tính toán điện tử:Lọat hỏa
tiễn rời bệ phóng / Nổ tung trong căn hầm bên trại giặc chen chúc người. Hiệu
quả hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấn nút ấy không còn tính bằng
hàng đơn vị mà phải tính bằng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn: Người
Việt miền Bắc / Người Việt miền Nam / Mỗi ngày / Bao nhiêu bom đạn / Mấy ngàn
người chết!
Trước đó, trường ca viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Thanh
Thảo… mới soi rọi vào góc khuất trong đời sống tâm hồn tình cảm của người lính,
người mẹ, người vợ, mới khám phá những hoàn cảnh nghiệt ngã, những tâm
thế chênh vênh của con người cá thể trong xoáy lốc chiến tranh: Vắng anh,
chị bị thừa ra / Trong giỗ tết họ hàng nội ngọai(Hữu Thỉnh. Trường ca Đường
tới thành phố). Thử thách với người chồng ngoài mặt trận là bom đạn, còn thử
thách với người vợ ở quê lại chính là nhan sắc của chị: Hai mươi năm chị
tôi đi đò đầy / Cứ sợ đắm vì chị còn nhan sắc! (Hữu Thỉnh. Trường ca Đường
tới thành phố). Trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh mang rõ
dấu ấn của ngòi bút tài hoa và bộc lộ tấm lòng hồn hậu nhân văn của người viết
và sự hồn hậu
nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể.
nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể.
Vì mối quan tâm là số
phận cả dân tộc, Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm không có nhân vật
cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông ra trận và người đàn bà ở
lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ cho thủy tổ loài người, ông
Adam và bà Eva, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên dân tộc Việt Nam, ông Lạc
Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những tình cảnh quẫn bách được
nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình thường, trái tự nhiên mà người
đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ phải sống thiếu nhau vì chiến
tranh. Người đàn ông ngoài mặt trận không phải chỉ khổ vì nằm gai nếm mật, sốt
rét, bom đạn mà còn khổ vì: Chúng tôi / Những người lính đàn ông con trai
/ Mười chín, ba mươi tuổi /… Chúng tôi không e ngại bất kể điều gì / Chỉ khổ vì
dư thừa năng lực đàn ông! Nỗi khổ của người đàn bà ở làng quê vắng bóng đàn ông càng âm
ỉ thiêu đốt: Những người đàn bà khao khát tình yêu / Da thịt có gai, có
lửa /… Những người đàn bà sung mãn / Đêm uống “nước sông” / Ngày ăn “cơm nhạt”! Khao
khát mà chỉ có “nước lã”, “cơm nhạt”, chỉ có cuộc sống chay tịnh! Họ phải khỏa
lấp sự trống vắng, thiếu thốn, xả nỗi khát khao vào những công việc bất thường,
nặng nhọc: Gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn nhãn / Xay vài thúng thóc /Giã
nửa nong ngô! Bom đạn khốc liệt! Cái
chết đến từng phút từng giây: Không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử / Dễ
như người lính / Nhanh như người lính / Nhiều như người lính / Đương nhiên, mặc
nhiên, tất nhiên, hồn nhiên như người lính!Chết chóc như thế nên người đàn ông
trở thành hồn ma cũng là lẽ đương nhiên: Chúng tôi sống bình thường rồi
chết / Chưa xấu cũng chưa kịp tốt / Không thành ma quỉ, chẳng hóa thánh thần /
Không phải xuống địa ngục / Không được lên Thiên Đàng / Tụ tán trên tàn cây
ngọn cỏ / Ẩn trong giọt sương, tiêu dao trên ngọn sóng!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)